Thẩm quyền Tòa_sơ_thẩm_châu_Âu

Tòa sơ thẩm châu Âu thụ lý các vụ tranh chấp giữa các bên có quốc tịch là thành viên của Liên minh châu Âu (như tranh chấp liên quan đến các bên từ chối thương hiệu được cấp bởi "Phòng cân đối hệ thống luật pháp phù hợp với thị trường chung Liên minh châu Âu" - "Office for Harmonization in the Internal Market", cơ quan phụ trách về thương hiệu và thiết kế thương hiệu của Liên minh châu Âu). Yêu cầu kháng án đối với một bản án của Tòa sơ thẩm châu Âu sẽ được gửi lên Tòa án Công lý châu Âu.

Việc thành lập Tòa án sơ thẩm châu Âu dựa trên nguyên tắc sơ thẩm và tái thẩm: Tất cả các vụ việc được thụ lý ở Tòa án sơ thẩm châu Âu đều có thể kháng án ở Tòa án Công lý châu Âu.

Với số lượng vụ việc liên tục gia tăng trong 5 năm trở lại đây, để giảm bớt khối lượng công việc mà Tòa án sơ thẩm châu Âu phải giải quyết, Hiệp ước Nice (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2003) cho phép Tòa án sơ thẩm châu Âu thành lập các "ban pháp chế" (tiếng Anh, "judicial panels") tương đương với một tòa án sơ thẩm phụ trong một số lĩnh vực pháp lý đặc thù.

Ngày 2 tháng 11 năm 2004, Hội đồng châu Âu (tiếng Anh, " European Council", tránh nhầm lẫn "Hội đồng bộ trưởng châu Âu") đã thông qua quyết định thành lập Tòa án dịch vụ dân sự Liên minh châu Âu (tiếng Anh, "European Union Civil Service Tribunal"). Tòa án chuyên trách này bao gồm 7 thẩm phán sẽ chịu trách nhiệm thụ lý như một tòa án sơ thẩm phụ đặc trách những vụ việc liên quan đến luật Liên minh châu Âu về dịch vụ dân sự. Chỉ những vấn đề liên quan đến giải thích luật trong phán quyết của Tòa án dịch vụ dân sự Liên minh châu Âu có thể kháng cáo trước Tòa sơ thẩm Liên minh châu Âu. Phán quyết của Tòa sơ thẩm Liên minh châu Âu chỉ có thể kháng cáo trước Tòa án Công lý châu Âu. Tòa án dịch vụ dân sự Liên minh châu Âu bắt đồng hoạt động vào ngày 2 tháng 12 năm 2005.

Hiện tại, Liên minh châu Âu đang xem xét về việc thành lập Tòa án bằng sáng chế Liên minh châu Âu (tiếng Anh, "European Union Patent Tribunal").